Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

BIỆT LY - Thơ : Lê Văn Hoàng - Phổ nhạc : Hải Anh

BIỆT LY
Thơ : Lê Văn Hoàng
Phổ nhạc,Hoà âm,Mix nhạc và thể hiện : Hải Anh
Tặng tác giả thơ Lê Văn Hoàng Bài Hát Mới :
Em về miền ấy xa xôi
Chốn đây còn lại mình tôi thẫn thờ
Chiều vàng cho nhện giăng tơ
Ngàn dâu sương phủ, hững hờ mây trôi.
Câu thơ ai bỏ ngang trời
Mảnh trăng ai lỡ bẻ đôi sắc tàn
Gập gềnh lối ngả quan san
Thuyền xa bến cũ, bẽ bàng tình xanh…
Cầm lòng ôm sợi chỉ mành
Buộc cơn gió thoảng, xây thành mơ hoang
Hỏi mưa, mưa có về ngàn
Bao giờ con nước chứa chan lại về.
Em đi khuyết mảnh trăng thề
Nhạt mờ ánh nguyệt, não nề hồn tôi
Em đi, em đã quên rồi
Quên câu ước hẹn, quên lời thủy chung.
Tình này có cũng như không
Đêm sầu than tiếng tơ lòng biệt li…

GIẤC MƠ CỎ - Thơ : Lê Hợp - Phổ nhạc : Hải Anh

GIẤC MƠ CỎ
Thơ : Lê Hợp
Phổ nhạc,Hoà âm,Mix nhạc và thể hiện : Hải Anh
Tặng tác giả thơ Lê Hợp Bài Hát Mới :
Đêm qua mơ gặp cỏ may
Bâng khuâng sao nhắc ra ngay “chuyện mình”.
Đã rằng tình lằng lặng thinh,
Cớ sao cỏ lẫy gọi tình hai ta.
Là đà khi ngọn gió qua,
Quờ tay anh vốc ném xa bồi hồi
Tan tành vướng cả bờ môi
Mồ côi em – cứ để tôi mặc buồn.
Lá trầu tròn trĩnh vào cơi
Cau lao xao gió rụng rơi trước nhà.
Không gian thăm thẳm mờ xa
Hồn tôi khấp khểnh như là nhớ mong.
Ngày em chân bước theo chồng
Không gian dệt kín cả đồng cỏ may…
Ảnh phía dưới là tác giả thơ Lê Hợp

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Thất Kiếm - Chung Tử Đơn

Thất Kiếm - Chung Tử Đơn

PHẦN 5 – KỸ THUẬT ĐÁNH TENNIS THUẬN TAY

PHẦN 5 – KỸ THUẬT ĐÁNH TENNIS THUẬN TAY
Kỹ thuật đánh tennis thuận tay chéo sân - Inside out forehand được thực hiện ở tư thế người chơi né trái đánh phải, bóng từ góc bên trái tay sẽ được “đặt” vào góc chéo bên phần sân đối diện.
Kỹ thuật đánh tennis thuận tay chéo sân - Inside out forehand được thực hiện ở tư thế người chơi né trái đánh phải, bóng từ góc bên trái tay sẽ được “đặt” vào góc chéo bên phần sân đối diện, kết cục của nó là một cú ghi điểm trực tiếp, hoặc không cũng mở ra được phần sân rộng lớn mà đối thủ bỏ lại, “dàn xếp” một tư thế thuận lợi cho cú đánh tiếp theo. Xét về lý thuyết, cú đánh này không hàm chứa độ hủy diệt như cú chéo sân, nhưng bạn vẫn cần phải rèn luyện tới mức sẵn sàng ghi được điểm từ cú đánh né trái đánh phải dọc dây. Lợi điểm là khiến cho đối thủ không bắt bài được bạn, không đoán được khi bạn đã né trái rồi thì cú đánh sẽ theo hướng nào. Nếu như cú né trái đánh phải chéo sân mở ra được góc rất rộng hoặc ghi điểm trực tiếp, bạn sẽ chiếm hoàn toàn thế tiện lợi. Nhưng nếu như bạn không thể ép đối phương ra xa khỏi sân (tức là một cú chéo sân khá non), cũng có nghĩa bạn đã tự bắn vào chân của mình bởi việc né trái đã mở ra một khoảng trống rất lớn để đối phương có thể khai thác khi mà thời gian, không gian đã hoàn toàn thuộc về họ.
Dưới đây là một số bí quyết để thực hiện tốt kỹ thuật đánh tennis thuận tay chéo sân
1 - Quyết đoán Bạn không được chần chừ khi nghĩ và quyết định thực hiện cú đánh này. Tức là không được phép phân vân tiếp tục đánh cú trái tay, hay né sang trái để tiêu diệt đối thủ bằng cú thuận tay. Bản chất của cú đánh này là tấn công, ghi điểm ngay.
2 - Cầm vợt Bạn không cần phải thay đổi vị trí cầm vợt để thực hiện cú đánh này. Nếu bạn đang cầm vợt ở vị trí Eastern (số 3) hoặc Semi Western (3,5) và Western (số 4) để thực hiện các cú thuận tay thông thường, hãy duy trì cách cầm vợt quen thuộc của mình. Các cú bóng bạt hay xoáy topspin đều có thể được áp dụng để tấn công trong trường hợp này. Nhưng phải lưu ý rằng, vợt ở tư thế sẵn sàng với đầu vợt đưa lên cao và bắt đầu hơi dịch chuyển sang bên phía phải cho giai đoạn backswing (vung vợt ra phía sau). Nếu không, bạn sẽ trễ so với cú đánh đòi hỏi tốc độ và sự chính xác cao này.
3 - Phán đoán Đây là một trong những thứ bạn cần phải có để thực hiện cú đánh này hiệu quả. Phán đoán đường đi của bóng, điểm rơi của bóng để di chuyển chính xác mà không “thiếu tay, thừa chân”.
4 - Di chuyển và tư thế Các cú đánh thông thường ở hai đầu phía dưới vạch cuối sân, bạn di chuyển ngang là tối ưu (nếu không muốn nói là cách duy nhất). Nhưng với cú né trái đánh phải chéo sân này, bạn di chuyển sao cho ở tư thế hướng về phía góc sân chéo đối diện của đối thủ. Vì vậy, bước đầu tiên là chân phải đưa về phía sau (lùi hơn so với chân trái) và hơi vắt chéo sang trái để di chuyển nhanh hơn tới vị trí mong muốn; sau bước lùi chéo chân phải này, bạn hãy tiếp tục di chuyển như xoay vòng quanh quả bóng để đánh.
Với rất nhiều người chơi phong trào tiếp thu tennis cận hiện đại, tư thế chân đánh cú thuận tay quen thuộc là neutral stance (bước chân trái lên phía trước), nhưng với cú đánh inside out forehand, tư thế tối ưu chỉ có thể là open stance (mở ngang) hoặc semi open stance (bán mở). Trọng lượng cơ thể được dồn vào chân phải, hơi hạ thấp khi chuẩn bị tiếp xúc bóng, để tạo lực. Mặt khác, tư thế chân mở và bán mở cũng sẽ giúp người chơi trở về vị trí sẵn sàng ở giữa sân nhanh hơn.
5 - Vị trí tấn công Bạn không thể di chuyển sang trái đánh phải rồi lại đưa bóng vào tay của đối thủ. Vì bạn sẽ bị đối thủ tấn công trở lại ngay lập tức vào khoảng trống mênh mông mà bạn bỏ lại ở phía phải. Vị trí tấn công phải là góc bên cú trái tay của đối thủ. Có 2 góc chữ A để bạn hướng tới, một là góc chữ A ở trong ô giao bóng, và hai là góc chữ A ở phía cuối sân. Và hướng đi cuối cùng sẽ là bóng ra mang, ngoài tầm với của đối thủ. Đánh bóng ở góc này cũng sẽ thuận lợi vì hướng bóng sẽ cắt lưới ở đoạn giữa-nơi lưới thấp nhất.
*Lời khuyên & Cảnh báo
Cách tập luyện kỹ thuật đánh tennis thuận tay di chuyển Hãy nhờ HLV hay bạn chơi của mình đưa một “tổ” gồm 4 quả vào góc bên trái một cách chậm rãi và đều đặn, sau đó di chuyển và thực hiện các động tác như đã phân tích ở trên, rồi lập tức di chuyển ngang trở về giữa sân chuẩn bị cho cú tiếp theo. Giữa 2 “tổ” bóng, bạn nghỉ 15-20 giây.
Haianhyeunhacvietnam sưu tầm từ trang lamsao.com

PHẦN 4 – ĐÁNH TRÁI MỘT TAY

PHẦN 4 – ĐÁNH TRÁI MỘT TAY
Trong phần đầu của loạt bài về kỹ thuật đánh trái tay backhand này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cú đánh trái tay bằng một tay mà vẫn được gọi là “cả nước yếu trái”.
Cú trái tay từ lò của của Nick được mệnh danh là “Bollistic backhand”. Thuật ngữ Bollistic được mượn từ quân sự, ám chỉ các quả tên lửa có hướng dẫn tìm và phá hủy mục tiêu, và thương hiệu Boll (từ Bollettieri) được nhấn mạnh. Dĩ nhiên, chúng ta sẽ thắc mắc, quả trái một tay hay trái hai tay mới là sự lựa chọn của Nick? Hãy gạt điều đó sang một bên, bạn vẫn có thể chơi trái một tay nếu tố chất, chiều cao cho phép và bạn là người duy mỹ. Cú đánh nào cũng có những điểm mạnh-yếu của nó. Nick nhắn nhủ: Hãy hiểu và tập một cách căn bản để tiến tới mục đích nâng cao và hoàn thiện cả cú trái một tay cũng như hai tay.
Dưới đây, chúng tôi xin nhấn mạnh vào một điểm, thực hiện cú đánh trái uy lực, sát thủ nhất.
1 - Kỹ thuật đánh trái một tay Điều quan trọng nhất là số vợt mà bạn cầm và tư thế của cổ tay để tạo thành một đòn bẩy tạo lực. Cầm vợt eastern backhand grip (số 1) sẽ là hoàn hảo nhất để phát huy cổ tay, dễ dàng đạt được độ chính xác tối đa khi đưa vợt tiếp xúc với bóng. Với cú đánh trái tay một tay cầm vợt kiểu eastern, cú đánh bắt đầu với tư thế mở vợt. Hãy chú ý, ngay khi mở vợt ra phía sau, cánh tay mềm mại và có thể hơi gập, nhưng khi bắt đầu vung vợt trở lại phía trước, cánh tay duỗi thẳng ra nhưng không được quá cứng, vì yêu cầu là luôn thoải mái và mềm mại. Điểm mấu chốt ở đây là đốc vợt (cuối cán) hướng về phía trước. Vì mục tiêu là để tạo nên sức mạnh trong cú đánh, nên việc phối kết hợp giữa tay cầm vợt và lồng ngực (có thể hiểu là phần thân trên), và ở đây lồng ngực sắm vai trò như một điểm tựa cho cánh tay là đòn bẩy. Nick nhấn mạnh: Lồng ngực hoạt động giống như một cái trụ ở giữa của cái bập bênh, sản sinh lực cho cú đánh. Khi bắt đầu vung vợt, hãy chú ý: ngừng hoàn toàn động tác xoay thân. Mục đích: để phát huy lực sản sinh từ tư thế chân. Tay còn lại cũng khá quan trọng, mở rộng để tạo đối trọng với 2 vai và giữ cho thân không tiếp tục xoay. Tư thế để tạo ra lực đánh tốt nhất là thế neutral rồi mới tới closed stance (thế chân trung hòa và thế chân đóng). Khi chơi trái một tay, thế chân mở chỉ hãn hữu sử dụng khi trả giao bóng, hoặc bị ép vào thế phản ứng nhanh. Chú ý: Tennis là trò chơi tâm lý, hãy cố gắng thực hiện các cú đánh thuần thục tới mức đối phương phải nghĩ rằng bạn sẽ ghi điểm bằng cú trái tay bất kỳ lúc nào.
2 - Bắt đầu tập cú trái một tay Xoay vai, xoay hông, và bắt đầu chuyển cán vợt về tay cầm vị trí eastern backhand (số 1). Chân trái xoay sang bên và trọng lượng dồn vào đó. Vung vợt ra phía sau, vị trí vợt thấp hơn đường bóng, cán vợt (đốc vợt) chỉ về hướng bóng. Tay trái tiếp tục gá vào vợt, giống như đỡ vợt. Kết thúc giai đoạn chuẩn bị cú đánh.
Khi bắt đầu thực hiện cú đánh, chân phải bước lên trước, hướng về phía đường bóng. Cả 2 chân chùng xuống, tỉ lệ chuẩn mực khi hạ độ cao của toàn thân dao động trong khoảng 25cm. Vợt đồng thời bắt đầu vung về phía trước. Điểm tiếp xúc bóng lý tưởng nhất là ở ngang thắt lưng và phía trước, quỹ đạo vợt khi vung là từ thấp lên cao. Chân đẩy lên cao, tạo lực đánh. Sau khi tiếp xúc với bóng, hãy vung vợt theo bóng với một chuyển động dài liên tục cho tới khi tay cao hơn vai và hơi chếch sang phải.
Các bạn hãy quan sát những động tác đánh bóng trái tay được quay chậm, và hãy luyện tập chúng thường xuyên Chúc bạn thành công
Haianhyeunhacvietnam sưu tầm từ trang lamsao.com

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

PHẦN 3 - CÁCH CẦM VỢT ĐÚNG CÁCH

PHẦN 3 - CÁCH CẦM VỢT ĐÚNG CÁCH :
1 - Cách cầm vợt đúng cách sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn khi chơi tennis. Vài gợi ý sau về cách cầm vợt tennis sẽ giúp bạn thấy tự tin khi ra sân.
* - Nguyên tắc chung để có cách cầm vợt tennis đúng
1 - Cách cầm vợt tennis kiểu Continental Continential là một kiểu cầm mà bạn có thể sử dụng cho mọi cú đánh, thường được sử dụng cho các cú giao banh, volley, overhead, cắt và cú đánh phòng thủ. Để cầm được kiểu Continental đặt khớp gốc ngón trỏ lên cạnh số 1, mà đặt hình chữ V tạo bởi ngón cái và ngón trỏ lên mặt trên cùng của cán vợt. Người thuận tay trái sẽ đặt gốc khớp ngón trỏ lên cạnh số 4. Ưu điểm: sử dụng kiểu cầm vợt Continental trong cú giao banh hay overhead là chuẩn, khi nó cho phép cẳng tay và cổ tay đặt sấp một cách tự nhiên xuyên qua điểm tiếp xúc. Kết quả là một cú đánh trái phá và linh hoạt vớt ít áp lực nhất lên cánh tay. Nó cũng là kiểu cầm vợt thích hợp cho các cú volley khi nó cung cấp một mặt vợt hơi mở cho xoáy ngược và dễ điều khiển. Bởi vì bạn cần nhanh tay trên lưới, nên sử dụng cùng một kiểu cầm vợt cho cả forehand và backhand volley là điều tối quan trọng. Như đã nói, cách cầm vợt của bạn ảnh hưởng tới góc của mặt vợt. Mặt vợt càng đóng(close- tức là càng sấp xuống) thì vùng đánh banh của bạn càng cao và xa về phía trước thân của bạn để có được một điểm tiếp xúc hoàn hảo. Tại vì mặt vợt là tương đối vuông vắn (mặt vợt thẳng góc với sân) trong kiểu cầm Continental, đối với các cú đánh chạm sân vùng đánh banh là thấp và bên cạnh của bạn. Đó là tại sao nó hữu dụng cho các cú đánh phòng thủ, banh thấp và xa mà bạn với tới trể. Yếu điểm: Bạn có thể đánh kiểu flat (banh gần như không có xoáy) hay cắt sử dụng Continental, nhưng rất khó có thể đánh kiểu xoáy tới (topspin). Điều đó có nghĩa là để đánh banh có lực và giữ banh trong sân thì yêu cầu bạn phải nhắm cú đánh ở mức cao hơn lưới, mà để lại cho bạn biên an toàn rất ít. Và không có độ xoáy an toàn đó, trả lại một trái banh ngoài vùng đánh banh của bạn có thể là khó khăn. Sự thiếu ổn định sẽ là vấn đề thường xuyên của bạn.
2 -Cách cầm vợt tennis kiểu Eastern Đặt bàn tay bạn đã mở lên mặt lưới và kéo trượt nó xuống tới cán vợt. Hoặc là đặt vợt sấp xuống bàn, nhắm mắt lại, và nhặt nó lên. Hoặc là bắt tay với cây vợt. Đây chỉ là vài mánh mà bạn có thể sử dụng để tìm vị trí cầm vợt theo kiểm Estern. Một cách kỹ thuật hơn là nắm vợt theo cách Continental và xoay tay bạn theo chiều kim đồng hồ (ngược chiều kim đồng hồ cho người thuận tay trái), sao cho khớp gốc của ngón trỏ trượt xuống một cạnh xiên. Ưu điểm: Kiểu này thường được xem như kiểu cầm vợt dễ dàng nhất để học cú forehand. Nó rất thông dụng và cho phép người chơi đánh vuốt lên vào sau trái bóng để tạo topspin (xoáy tới) cũng như đánh flat mạnh và chính xác hơn. Ngoài ra cũng rất dễ dàng và nhanh chóng để chuyển kiểu cầm vợt từ kiểu Eastern sang các kiểu khác. Điều đó làm cho nó trở thành một sự lựa chọn khôn ngoan cho những ai thích chơi lên lưới. Yếu điểm: Vùng đánh banh thì cao hơn và xa hơn về phía trước so với kiểu Continental, nhưng nó vẫn không là một chọn lựa tốt nhất để đánh trả lại các đường banh cao. Một quả đánh forehand Eastern có thể là rất mạnh mẽ và chính xác, nhưng tại vì nó là một cú đánh thẳng hơn nên nó có thể không ổn định và khó giữ được những đường banh qua lại thật lâu. Nó không phải là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn chơi topspin và chơi lâu bền hơn đối thủ. Tay vợt tiêu biểu: Tim Henman, Lindsay Devenport
3 -Cách cầm vợt tennis kiểu Semi-Western Di chuyển khớp ngón trỏ thêm một cạnh theo chuyền kim đồng hồ từ kiểu Eastern forehand sẽ đặt tay bạn vào vị trí semi-Western. Kiểu này đang trở thành một kiểu thịnh hành cho các tay vợt chuyên nghiệp thích chơi cuối sân và nhiều thầy dạy đang khuyến khích học trò sử dụng nó. Ưu điểm: Kiểu semi-Western cho phép người chơi tạo nhiều xoáy tới lên trái banh hơn kiểu Eastern, tạo ra cú đánh an toàn và kiểm soát hơn nhiều, đặc biệt ở các cú lob và góc hẹp. Bạn vẫn còn có thể lái xuyên qua banh với kiểu cầm này để thực hiện quả đánh flat cho một cú ăn điểm hay vượt mặt. Nó cũng cho phép người chơi vung vợt rộng hơn vào trái banh tại vì xoáy tới sẽ giúp giữ cho banh ở trong sân. Với vùng đánh cao hơn và xa hơn về phía trước cơ thể so với kiểu Eastern, nó giúp cho việc điều khiển và chủ động tấn công tốt hơn đối với các cú đánh cao. Yếu điểm: Bạn có thể gặp rắc rối khi đánh trả các đường banh thấp. Tại vì kiểu cầm này theo tự nhiên sẽ đóng mặt vợt, ép bạn phải vung vợt từ bên dưới trái banh. Điều này cùng với việc phải di chuyển vị trí cầm vợt rất nhiều để có kiểu cầm Continental cho một cú volley, là lý do tại sao nhiều tay vợt rất mạnh khi chơi cuối sân không thoải mái khi lên lưới. Tay vợt tiêu biểu: Maraf Safin & Kuznetsova
4- Cách cầm vợt tennis kiểu Western Từ kiểu cầm semi-Western, dịch khớp ngón trỏ thêm một cạnh xiên theo chiều kim đồng hồ (ngược chiều cho người thuận tay trái), và bạn sẽ có được kiểm cầm Full-Western. Nhìn xuống cây vợt, khớp ngón trỏ sẽ ở đáy dưới cùng của cán vợt. Điều này sẽ đặt hầu hết bàn tay bạn ở bên dưới cây vợt. Các chuyên gia sân đất nện và người chơi muốn đánh xoáy tới thật nhiều thường khoái kiểu cầm này. Ưu điểm: Đây là một kiểu cầm vợt xa nhất mà đặt rất nhiều chuyển động lên trái banh. Vị trí của cổ tay ép cây vợt vụt vào phía sau lưng của trái banh rất nhiều, tạo nên độ xoáy tới rất khủng khiếp. Bạn có thể đánh trái banh cao hơn lưới rất nhiều mà vẫn rớt vào trong sân. Cú đánh làm bóng thường nảy lên cao và nhanh, đẩy đối thủ ra xa đằng sau vạch cuối sân. Vùng đánh banh cũng cao hơn và xa hơn về phía trước hơn tất cả các kiểu đánh khác. Khả năng xử lí banh cao là lí do làm cho kiểu cầm này rất phổ biến đối với các chuyên gia mặt sân đất nện và lứa tuổi thiếu niên. Yếu điểm: Banh thấp có thể là khó chịu. Đó là lý do những chuyên gia sử dụng kiểu cầm này không chơi tốt trên các mặt sân nhanh hơn, nơi mà banh nẩy thấp. Cũng vậy bạn cần tăng tốc độ đầu vợt lên rất cao và sức mạnh ở cổ tay để tạo tốc độ và độ xoáy tương ứng. Ngoài ra cú đánh của bạn có thể rớt gần và đối thủ có thể sử dụng để tấn công. Đối với một số người thật khó để đánh flat với kiểu này, và do vậy đẩy banh đi xa là một vấn đề. Và giống như kiểu cầm vợt semi-western, lên lưới và bắt một quả volley đầu hiệu quả là một thách thức chủ yếu.
Haianhyeunhacvietnam sưu tầm từ trang lamsao.com

PHẦN 2 : KỸ THUẬT ĐÁNH TENNIS THUẬN TAY Của J. Ferderer

PHẦN 2:
Học kỹ thuật đánh tennis thuận tay của J. Ferderer Cầm vợt Federer là tay vợt có khả năng chuyển hóa đa dạng những cú đánh từ forehand (cú thuận), backhand (cú trái), slice (cắt) nhờ khả năng cầm vợt linh hoạt của mình. FedEx cầm vợt trong cú forehand tương tự như huyền thoại người Mỹ Pete Sampras, nghiêng về semi-western (giữa số 3 và 4 với người thuận tay phải, giữa số 6 và 7 với người thuận tay trái) giống như đa số tay vợt hiện tại đang sử dụng.
1 - Cách cầm vợt đánh bóng tennis thuận tay (Forehand) của J. Federer xứng danh là cú đánh hay nhất trong lịch sử quần vợt. Cùng học kỹ thuật này trong bài viết dưới đây.
Rất nhiều người chơi tennis thường muốn học kỹ thuật đánh tennis thuận tay - forehand được mô tả là hoàn hảo của huyền thoại sống Roger Federer - FedEx. Tất nhiên Federer thì chỉ có một và không phải ai cũng có thể thi triển forehand ấn tượng như “tầu tốc hành”. Cú forehand được coi là xuất sắc nhất trong lịch sử quần vợt thế giới của Federer được kết hợp từ rất nhiều yếu tố, từ khâu mở vợt, chọn thời điểm ra vợt, tiếp xúc bóng, sự di chuyển của cơ thể…
Nhưng có một điểm khác biệt trong kiểu cầm vợt của Federer so với những tay vợt cũng cầm semi-western đó là FedEx để một bàn tay ra ngoài phần cán vợt. Điều này sẽ phần nào giúp Federer vươn xa hơn trong cú forehand (tăng chiều dài cánh tay đòn).
2 -Tư thế chuẩn bị Điều quan trọng để có thể thực hiện cú forehand trong trận đấu là tư thế đứng chuẩn bị cho cú đánh. Federer thường chủ động trong những pha trả bóng bằng forehand từ tư thế mở (open) cho đến bán mở (semi-open) hoặc chuẩn bị bước tới trước để thực hiện cú đánh.
3 -Mở vợt Federer mở vợt sớm và nhờ đó cũng đánh bóng sớm để tạo nên những cú forehand tốc độ cao. Ngay cả các động tác mở vợt của FedEx cũng được thực hiện một cách hoàn chỉnh và ít động tác thừa. Từ thế mở vợt hình chữ C, sâu về phía sau thân cho tới khi kết thúc cú forehand luôn đi theo một quỹ đạo nhất định (giống như minh họa trong video trên).
4 - Di chuyển cơ thể Điểm khó nhất khi muốn tập luyện hay mô phỏng cú forehand của Federer chính là khi kết hợp cú đánh với sự dịch chuyển của cả cơ thể. Nếu đứng tại chỗ, bạn có thể “học lỏm” cú forehand của Federer nhưng khi thực hiện trong trận đấu với những tình huống bóng khó thì không hề đơn giản như vậy Federer thường có một bước dậm đà bật nhảy khi tiếp xúc bóng, điều này giúp FedEx truyền thêm lực vào cú forehand. Tuy vậy đây là động tác không dễ dàng có thể thực hiện với những tay vợt nghiệp dư và bán chuyên, bởi thường thường cú forehand được thực hiện chuẩn và có độ khó là khi tay vợt có chân trụ vững trên sân. Do đó cú bay người thực hiện cú forehand của Federer mới đặc biệt như vậy. Ngay cả khi thực hiện xong cú forehand và tiếp đất trở lại, tư thế của FedEx cũng rất thanh thoát nhờ bộ chân linh hoạt.
5 - Điểm tiếp xúc Federer đánh bóng sớm và tiếp bóng ở thế vợt song song với vạch baseline. Rất khó để nhìn kỹ hình ảnh này do cú forehand diễn ra nhanh, nhưng khi xem chậm qua hình ảnh có thể thấy rõ hơn. Điểm tiếp xúc ở vị trí vợt như vậy, ở điểm “ngọt” (sweetpoint) trên mặt lưới, sẽ giúp cú forehand của Federer đạt độ chính xác và đưa đối phương vào thế bị động.
Haianhyeunhacvietnam sưu tầm từ trang lamsao.com

PHẦN 1 : CÁCH KHỞI ĐỘNG – DI CHUYỂN - CẦM VỢT – PHÁT BÓNG

PHẦN 1 :
CÁCH : KHỞI ĐỘNG – DI CHUYỂN - CẦM VỢT – PHÁT BÓNG
Bộ môn thể thao tennis trong vài năm trở lại đây đang dần trở nên thịnh hành. Để đáp ứng nhu cầu của mọi người, lamsao xin hướng dẫn bạn cách chơi tennis cơ bản. Phần này chúng tôi tập trung vào những kỹ thuật như di chuyển, cầm vợt...
1 Học cách khởi động trước khi tham gia chơi tennis
2 - Học cách di chuyển
3 - Học cách cầm vợt khi chơi tennis
4 - Học cách phát bóng cơ bản
Haianhyeunhacvietnam sưu tầm từ trang lamsao.com

CÁCH TRỌN VỢT TENNIS TỐT NHẤT

CÁCH TRỌN VỢT TENNIS TỐT NHẤT
Một chiếc vợt tốt có thể "biến" bạn thành một "cao thủ" khi chơi tennis . Bài viết dưới đây sẽ tư vấn bạn cách chọn được cây vợt tốt nhất cho mình.
1 - Khi chọn vợt tennis, hãy chú ý đến kích thước đầu vợt Trong tennis, lực đánh mạnh hay yếu của bạn liên quan mật thiết đến kích cỡ đầu vợt, một cây vợt có đầu vợt lớn hơn sẽ tạo ra nhiều lực hơn so với cây vợt có đầu vợt nhỏ hơn. Bên cạnh đó, đầu vợt lớn cũng làm cho diện tích đánh bóng và khu vực đánh chuẩn (sweetspot) lớn hơn, giúp cho người chơi có thể đánh bóng ở những điểm lệch tâm của mặt vợt (bóng vẫn có thể qua lưới nhưng không mạnh). Vợt có đầu vợt nhỏ là dành cho các tay vợt giỏi muốn tăng độ kiểm soát bóng, trong khi đầu vợt to thường dành cho những ai mới tập hoặc đánh tương đối tốt muốn có trợ lực và điểm đánh chuẩn lớn hơn. Hiện nay trên thị trường các loại vợt có kích cỡ đầu vợt rất đa dạng cho mọi người lựa chọn, thông thường dao động từ 85 đến 135 inch vuông, nhưng phần nhiều người mới chơi nên chọn lựa những loại vợt có kích thước từ khoảng từ 95 đến 110. Kích cỡ như vậy tạo ra sự kết hợp giữa lực đánh và khả năng kiểm soát cho người chơi.
2 - Độ dài vợt tennis Một thành phần quyết định khác trong thiết kế của vợt là chiều dài của vợt. Vợt có chiều dài tiêu chuẩn hay chiều dài tăng thêm thì đều có những điểm lợi thế và không hay của nó. Thông thường có những tiêu chuẩn như sau: Chiều dài vợt tiêu chuẩn: 27 inches. Chiều dài vợt đã được tăng: 27.25 inches. Chiều dài vợt đã được tăng: 27.5 inches. Chiều dài vợt đã được tăng: trên 27.5 inches. Vợt có chiều dài tiêu chuẩn sẽ dễ dàng điều khiển trên sân hơn trong khi cây vợt được tăng thêm về chiều dài thì khả năng trợ lực và độ với cao hơn. Vợt dài hơn sẽ kéo dài tầm với trong các cú đánh cuối sân, tăng thêm đòn bẩy trong các cú giao bóng và hỗ trơ một phần lực đánh.
3 - Một cây vợt tennis tốt nhất phải có trọng lượng phù hợp với người sử dụng Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến cảm giác của người chơi khi cầm vợt lên và khi vung vợt trên sân. Một cây vợt nặng sẽ mạnh hơn, ổn định hơn và giảm chấn nhiều hơn 1 cây vợt nhẹ hơn. Thông thường vợt có những trong lượng như sau: Vợt hạng siêu nhẹ: 250g hoặc ít hơn. Vợt hạng nhẹ: từ 255 đến 270g. Vợt hạng trung bình: từ trên 270g đến 295g. Vợt hạng nặng: từ trên 295g dến 310g. Vợt hạng rất nặng (chuyên nghiệp): trên 310g hoặc lớn hơn. Các thông số này các bạn có thể xem ngay trên thân vợt hoặc vào trang web của nhà sản xuất bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các thông số. Một cây vợt nhẹ hơn sẽ tăng khả năng kiểm soát và người chơi sẽ có thể đánh vung nhanh hơn. Còn vợt càng nặng thì vợt có thể tạo ra khả năng ổn định và kiểm soát cao hơn. Đối với những tay vợt chuyên nghiệp thường sử dụng những cây vợt rất nặng, các cây vợt kiểu này thường được gọi là vợt “tuyển thủ” vì chúng thường hướng đến tăng sự kiểm soát và dành cho các tay vợt muốn dùng sức của bản thân để đánh bóng (không có trợ lực từ vợt).
4 -Độ cứng của khung vợt tennis Độ cứng của khung vợt không chỉ ảnh hưởng đến lực của bóng mà còn ảnh hưởng đến sự kiểm soát cũng như sự thoải mái. Bên cạnh đó, vợt có khung cứng sẽ tạo ra độ xoáy kém hơn so với vợt mềm vì bóng rời khỏi mặt vợt nhanh hơn. Những cây vợt có độ cứng hơn thường không thoải mái bằng các cây vợt mềm hơn. Một cây vợt có khung cứng sẽ truyền nhiều chấn động hơn đến cổ tay, khuỷu tay và vai hơn một cây vợt có độ cứng vừa phải. Tuy nhiên, nếu bạn có các vấn đề về tay hoặc vai sẽ phù hợp với một cây vợt có khung mềm hoặc khung cứng vừa phải và nên tránh sử dụng những vợt có khung cứng hoặc rất cứng.
5 - Kiểu căng dây trên vợt tennis nào tốt nhất với bạn? Với hầu hết những người chơi môn tennis chỉ coi tennis là thú vui giải trí thì yếu tố này không quá quan trọng. Tuy nhiên, kiểu căng dây ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh tổng thể và cảm giác của một cây vợt. Khi nói đến kiểu căng dây là nói đến kiểu căng dây thưa, trung bình và dày. Kiểu căng dây thưa: 16 x 18 dây. Kiểu căng dây trung bình: 16 x 19 dây. Kiểu căng dây dày:18 x 20 dây. Khi bàn đến mật độ dây của vợt, chúng ta thường bàn đến số lượng các dây dọc và dây ngang. Một cây vợt có mật độ dây dày (nhiều dây hơn) thường tạo ra khả năng kiểm soát tốt hơn, trong khi vợt có mật độ dây ít hơn (dây thưa) lại cho khả năng trợ lực nhiều hơn. Khi xem xét một cách tổng quát – khi bóng tiếp xúc trên mặt vợt có mật độ dây thưa (ít dây), dây sẽ dễ bị uốn và gây ra hiệu ứng như một lò so trên khung vợt, bóng sẽ bật ra khỏi dây một cách nhanh chóng. Còn khi bóng tiếp xúc trên mặt vợt có mật độ dây mau, kiểu dây này sẽ ít bị uốn hơn nên bóng nằm trên vợt lâu hơn, do vậy người chơi sẽ có thời gian để điều khiển bóng tốt hơn. Một ảnh hưởng khác do mật độ dây chính là khả năng xoáy của vợt. Khi vợt có mật độ dây thưa, sẽ tăng khả năng bám bóng và tạo độ xoáy nhiều hơn. Ngược lại mật độ dây mau hơn sẽ ít bám bóng hơn và bóng đi sâu hơn.
6 - Các kiểu tay cầm vợt tennis Do vợt tennis ngày càng nhẹ hơn, các nhà sản xuất đều tìm cách tăng sự thoải mái khi cầm cho người chơi mà không làm tăng thêm nhiều trọng lượng. Thông thường, tay cằm sẽ được thiết kế phối hợp giữa hệ thống giảm chấn động và độ rung trong tay cầm. Hiện nay, bạn có thể sử dung hệ thống tay cầm giảm chấn động và độ rung của khung vợt như ISIS của Dunlop, No SHOX của Head, Air của Prince và Sensor của Volkl, Wilson và Yonex.
Haianhyeunhacvietnam sưu tầm từ trang lamsao.com

THƯƠNG THẦM - Thơ : HƯƠNG NGỌC LAN - Phổ nhạc : HẢI ANH

THƯƠNG THẦM
Thơ : HƯƠNG NGỌC LAN
Phổ nhạc,hoà âm và thể hiện : HẢI ANH
Đừng vội nói lời yêu em người nhé.
Cứ lặng thầm sẽ tốt biết bao nhiêu
Ngắm em đi trong lộng lẫy ráng chiều
Như chẳng có ai hồn xiêu phách lạc ...
Đừng nói anh ơi ! Đời muôn trùng thác
Không vượt qua sao sánh bước cùng nhau
Mưa đầy vai nắng quái ở trên đầu
Tình yêu hỡi ! xin trăm lần tha thứ.
Cánh chim chiều đã muộn màng bên tổ
Có gì đâu mọi yến tiệc trần gian
Em sẽ dệt mọi âu yếm nồng nàn
Trên trang giấy qua hồn thơ bỏng cháy.
Đừng vội nhé em muốn mình vẫn vậy.
Ta có nhau trong chỉ giấc mơ thôi
Thế anh nhé dù dòng đời vẫn vội.
Mỗi đêm dài gối lạnh vẫn đơn côi .
Ảnh phía dưới là tác giả thơ : Hương Ngọc Lan

GIỌT NHỚ - Thơ : HƯƠNG NGỌC LAN - Phổ nhạc : HẢI ANH

GIỌT NHỚ
Thơ : HƯƠNG NGỌC LAN
Phổ nhạc,hoà âm và thể hiện : HẢI ANH
Hà Nội vào Thu rồi anh yêu ạ
Màu lá xanh đã nhuốm sắc vàng
Ngắm lá rơi mà lòng xốn xang
Góc phố nhỏ nồng nàn hương hoa sữa
Hương cốm bay gợi bao niềm nhung nhớ
Cà phê buồn từng giọt vỡ trong ly
Trăng mười sáu ánh lung linh diệu kỳ
Cầu tình yêu hai đầu xa vời vợi
Lắng nghe Thu sầu dâng ngập lối
Em lặng buồn ánh mắt nhớ …đơn côi
Ước chi chúng mình gần lại một chút thôi
Thì anh nhé mắt môi không buồn nữa
Em sẽ chờ hàng ngày bên song cửa
Đón anh về , nụ hôn nữa ...Anh trao !
Ảnh phía dưới là tác giả thơ : Hương Ngọc Lan

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

LỆ LÒNG - Thơ : Trần Thuỷ Tiên - Phổ nhạc : Hải Anh

LỆ LÒNG…!
Thơ : Trần Thuỷ Tiên
Phổ nhạc,hoà âm,mix nhạc và thể hiện : Hải Anh
Tặng tác giả thơ Trần Thuỷ Tiên bài hát mới :
Nếu mai này mình trở thành xa lạ
Chút tình buồn trao trả lại cho nhau
Dòng thời gian ký ức có phai màu
Những lời yêu em gom làm kỷ niệm
Nước mắt rơi cho tim lòng tắt lịm
Ngọn lửa tình đã tắt hẳn từ lâu
Tình anh trao chỉ mang lại niềm đau
Nghe cay đắng mỗi chiều trên phố nhỏ
Hoàng hôn xuống trải dài qua trước ngõ
Thu lại về lá vàng võ nhớ thương
Nhìn lá rơi lòng man mác vấn vương
Thầm mơ tưởng một vòng tay nồng ấm
Có phải yêu tình yêu là vực thẳm
Để khối sầu chất ngất buổi chia ly
Giọt lệ lòng nặng trĩu nỗi sầu bi
Đậm trong tim khắc sâu hình bóng cũ
Đọng đâu đây màn đêm dày vây phủ
Cuộc tình mình như giấc ngủ chiêm bao
Còn không anh, những lời anh gửi trao
Thôi hãy để cho trôi vào quên lãng...!

MÙA XUÂN EM LẠI VỀ - Thơ : Trần Thuỷ Tiên - Phổ nhạc : HẢI ANH

MÙA XUÂN EM LẠI VỀ..!
Thơ : Trần Thuỷ Tiên
Phổ nhạc,hoà âm, và thể hiện : HẢI ANH
Trăng lặn rồi đã canh ba chưa nhỉ
Hai mắt buồn sầu dâng ngập đôi mi
Ngày mai này lại cất bước ra đi
Xa quê nhà . . . Xa tình yêu đôi lứa.
Nỗi nhớ thương người chia em đôi nữa
Gửi làn mây đem đến phương trời xa
Ở nơi đó dẫu phố thị phồn hoa
Em vẫn tin quê nhà ai đó đợi.
Em ra đi - lòng em như tơ rối
Sợ người buồn, hờn dỗi lúc tiễn đưa
Sân ga chiều lất phất những giọt mưa
Lòng tê tái, muốn cái ôm tạm biệt.
Đành chịu thôi, vì người đâu có biết
Em ra đi xa xứ cuối mùa đông
Đừng qúa đau đừng qúa xót xa lòng
Em sẽ về khi mai vàng hé nhuỵ.

XIN ANH ĐỪNG HỎI - Thơ : Trần Thuỷ Tiên - Phổ nhạc : HẢI ANH

XIN ANH ĐỪNG HỎI..!
Thơ : Trần Thuỷ Tiên
Phổ nhạc,hoà âm và thể hiện : HẢI ANH
Anh đừng hỏi vì sao em hay khóc
Khi mưa chiều từng hạt lất phất bay
Nỗi cô đơn theo những tháng năm dài
Luôn đọa đày, một hình hài bé nhỏ
Anh đừng hỏi vì sao em nhung nhớ
Mùa thu về lá đỏ nhuộm đầy sân
Cái liếc mắt lòng bổng thấy buâng khuâng
Tay vụn về nhặt nhành lan tím đợi
Em xin anh, em xin anh đừng hỏi
Màu thủy chung em gói trọn vào tim
Giấc mơ xưa tình nồng ấm dịu êm
Nay vụn vỡ thành ra nhiều mảnh ghép
Em vẫn biết tình yêu kia chỉ đẹp
Khi nguyện ước tan vỡ mộng chìm sâu
Em và anh người ôm một khối sầu
Bước qua nhau như chưa từng gặp gỡ..!

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

[Full HD] Tân Long Môn Khách Điếm (Long Môn Phi Giáp) - Lý Liên Kiệt

EM CỦA NGÀY XƯA - Thơ : Vũ Song - Phổ nhạc : Hải Anh

EM CỦA NGÀY XƯA
Thơ : Vũ Song
Phổ nhạc,hoà âm,mix nhạc và thể hiện : Hải Anh
Tặng tác giả thơ Vũ Song hát mới :
Em vẫn là em của những ngày
Bao nhiêu duyên dáng gợi mê say
Bao nhiêu tình đựng trong thơ ấy
Cho thắm duyên nồng mỗi phút giây.
Em vẫn là em rất trẻ thơ
Mắt huyền thăm thẳm, sớm sương mờ
Miệng cười chúm chím, môi hồng thắm
Khúc khích nhẹ lay những mộng mơ.
Em vẫn là em dưới nắng thưa
Bên hàng xoan tím ngõ nhà xưa
Bàn tay nhè nhẹ vê tà áo
Ngào ngạt hương tràn thoảng gió đưa.
Em vẫn là em giữa cuộc đời
Tình yêu thắm thiết thuở hai mươi
Mái đầu tóc dẫu sương pha trắng
Nhưng trái tim nồng vẫn đỏ tươi.
Em vẫn là em cặp mắt ngời
Lòng anh yêu thế mãi không thôi
Máu hồng còn chảy tim còn đập
Nguyện sẽ cùng em đến cuối trời.
Ảnh phía dưới là tác giả thơ VŨ SONG

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

KHÔNG MỜ KÝ ỨC - Thơ : Minh Hồ - Phổ nhạc : HẢI ANH

KHÔNG MỜ KÝ ỨC
Thơ : Minh Hồ
Phổ nhạc.hoà âm,mix nhạc và thể hiện : HẢI ANH
Tặng tác giả thơ Minh Hồ bài hát mới :
Em ngự trị lòng anh dâng nỗi nhớ
Đêm từng đêm trăn trở mãi tương tư
Tỏ tình nhau qua những bức tâm thư
Chờ đợi đám sương mù tan biến chuyển
Trời rạng đông tương lai sẽ xuất hiện
Trổ hoa đầy, đàn bướm lượn vườn yêu
Ngọt ngào say kỷ niệm thuở trời chiều
Anh tưởng tượng bao điều đang tích tụ
Để cuối đời anh hạnh phúc có đủ
Vòng tay nhau ru ngủ tự bao giờ?
Tình yêu mình dệt thành những bài thơ
Anh mãi mãi không phai mờ ký ức!
Ảnh phía dưới là tác giả thơ Minh Hồ

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

KHÓC THẦM - Thơ : Minh Hồ - Phổ nhạc : Hải Anh

KHÓC THẦM
Thơ : Minh Hồ
Phổ nhạc,hoà âm,mix nhạc và thể hiện : Hải Anh
Tặng tác giả thơ Minh Hồ Bài hát mới :
Đêm nay nữa là đêm thứ mấy?
Nghe đàn lòng đứt đoạn từng dây
Mắt ta mở nhưng sao không thấy
Tình đi rồi mà ngỡ còn đây
Đêm nay nữa là đêm thứ mấy?
Trời âm u gió lạnh lòng ta
Mười sáu năm đàn tình đã gãy
Đất nào chôn hương lửa can qua?
Đêm nay nữa là đêm thứ mấy?
Ta ngồi nghe tiếng khóc đêm thâu
Tưởng nhớ lại thời xa xưa ấy
Cầu xin trời thôi đổ mưa ngâu.
Ảnh phía dưới là tác giả thơ Minh Hồ

LẺ BÓNG 2 - Thơ : Minh Hồ - Phổ nhạc, : Hải Anh

LẺ BÓNG 2
Thơ : Minh Hồ
Phổ nhạc,hoà âm,mix nhạc và thể hiện : Hải Anh
Tặng tác giả thơ Minh Hồ bài hát mới :
Ta đưa tay vuốt vài ba sợi tóc
Lòng bàng hoàng theo mái tóc muối tiêu
Ôi! Vài năm vui ít buồn nhiều
Đời ngả bóng về chiều sao quá vội
Ta soi gương thấy trán đầy chỉ rối
Mới biết rằng mình đã đổi hình hài
Nghĩ mai này như chiếc lá khô rơi
Nằm cô quạnh chờ ngày một rã nát
Gặp vợ con lòng càng se thắt
Cửa tâm hồn khóa chặt tri âm
Không ngờ đời lẻ bóng âm thầm
Đêm khuya lạnh lòng rười rượi khóc.
Ảnh phía dưới là tác giả thơ Minh Hồ

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

KIẾP NGƯỜI - THƠ : Nguyễn Ngọc Tiến - Phổ nhạc : HẢI ANH

KIẾP NGƯỜI
THƠ : Nguyễn Ngọc Tiến
Phổ nhạc,hoà âm,Mix nhạc và thể hiện : HẢI ANH
Tặng tác giả thơ Nguyễn Ngọc Tiến Bài Hát mới:
Nửa kiếp người Tôi sống trôi dạt
Không chung bến đợi đón Tôi về
Dặm trường Tôi bước cứ mải mê
Lê thê nửa kiếp chân phiêu bạt
Đường khuya lẻ bóng một cánh vạc
Chua chát phong trần chốn nhân gian
Ngàn thu áo tím buồn ly tan
Nhiều khi cánh nhạn giang đã mỏi.
Mong chốn yên bình ta một cõi
Nhẹ nhàng thu cánh thôi vẫy vùng
Một góc ta về thôi mông lung
Xin chấp cách hạc bên xó núi.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

LẺ BÓNG - Thơ : Minh Hồ - Phổ nhạc : Hải Anh

LẺ BÓNG
Thơ : Minh Hồ
Phổ nhạc,hoà âm,Mix nhạc và thể hiện : Hải Anh
Tặng tác giả thơ Minh Hồ bài hát mới :
Người nỡ nào đi bỏ bến bờ
trăm năm hạnh phúc đã hằng mơ.
Lứa đôi nay lại chia hai lối,
lẻ bóng cô đơn, tôi chẳng ngờ...
Người nỡ đành quên cảnh ước thề
bên nhau trọn kiếp chẳng rời xa.
Chứa chan sâu đậm đôi tim khắc
những tiếng yêu thương không để nhòa
Kỷ niệm ngày xưa, chiều gặp gỡ
Lần đầu tôi chớm mở lời yêu
Đỏ hồng đôi má...như hoa nở
buổi sáng ban mai đẹp mỹ miều.
Người đã cùng ai thưởng thức đời,
riêng tôi bạc phước mãi nào vơi
Tấm thân hiu quạnh trong đêm tối
nỗi nhớ nhung vây quanh chẳng rời.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

VỀ YÊN TỬ - Thơ : PHƯƠNG THẢO - Phổ nhạc : Hải Anh

VỀ YÊN TỬ
Thơ : PHƯƠNG THẢO
Phổ nhạc,hoà âm,Mix nhạc và thể hiện : Hải Anh
Tặng tác giả thơ PHƯƠNG THẢO bài hát mới :
Bỏ ngôi báu, bỏ Kinh Thành tráng lệ
Xuống tóc đi tu, Yên Tử Người về
Ngàn năm sau ngỡ ngàng hậu thế
Tháp tổ chiều sừng sững giữa sơn khê
Kìa suối Giải Oan trăm hồn thị nữ
Níu kéo mà chi, chết uổng mà chi
Vua đã quyết, áo bào trút bỏ
Thoát tục về vui thú chốn từ bi
Vua hay phật,trong lòng Người là một
Cứu vớt chúng sinh tâm nguyện một đời
Mượn rừng trúc nói lời ngay thẳng
Yên Tử về, thanh thản núi mây trôi
Một phút tiêu dao về miền Phật tổ
Vịn trúc ta lên hòa quyện với mây trời
Lơ lửng cáp treo bay về miền tiên cảnh
Bụi trần lả tả rơi!...
Lên Yên Tử ta thấy mình bé nhỏ
Chốn linh thiêng vời vợi kiếp con người
Dù chưa tới Niết Bàn, chưa thành Phật
Lâng lâng lòng xao xuyến những niềm vui.
Ảnh phía dưới là tác giả thơ Phương Thảo

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

CÓ ANH - Thơ : Phan Thị THuỳ Dương - Phổ nhạc : HẢI ANH

CÓ ANH
Thơ : Phan Thị THuỳ Dương
Phổ nhạc,hoà âm và thể hiện : HẢI ANH
Có anh tồn tại trong đời
Để em còn có một người để yêu
Có anh sẽ hết buồn hiu
Vòng tay tình ái mỗi chiều hoàng hôn.
Có anh sâu thẫm tâm hồn
Sóng chiều êm dịu vào hồn thi nhân.
Phút gần cứ mãi lâng lâng
Không cần men rượu trào dâng men tình.
Có anh em cũng thích nhìn
Cánh hoa khoe sắc đẫm mình sương đêm.
Có anh em sẽ vẽ thêm
Chút hồng của nắng êm đêm trong thơ.
Có anh đâu sợ bơ vơ
Mặc cho nhân thế ngẫn ngơ nghĩ gì?
Chỉ cần cái bóng anh đi
Là chút mơ mộng tình si đọa đày.
Có anh trên cõi đời nầy
Là niềm hạnh phúc vui vầy cho nhau.
Mùa xuân hoa lá xôn xao
Có anh thêm thắm sắc Đào hoa xuân.
Ảnh phía dưới là tác giả thơ PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG

HÀ NỘI TÌNH YÊU - Thơ : Phan Thị Thuỳ Dương - Phổ nhạc : HẢI ANH

HÀ NỘI TÌNH YÊU
Thơ : Phan Thị Thuỳ Dương
Phổ nhạc,hoà âm và thể hiện : HẢI ANH
Hà Nội Xuân về Đông có đi?
Khô khan Hạ đến nét sầu bi
Thu vàng man mác hồn thi sỹ
Đông đến lạnh lùng nghĩa lý chi.
Hà Nội Hồ Tây ta nhớ mi
Một lần tao ngộ vẫn khắc ghi
Mặt hồ phẵng lặng người đã ví:
Tình đến…tinh đi …có mấy khi.
Hà Nội tình anh thương quá đi.
Xuân về đánh thức chút tình si.
Trái tim xao xuyến hồn thi sỹ
Nhung nhớ thật nhiều một người đi.
Hà Nội xuân về gần quá đi
Hoa đào khoe sắc tiễn chia ly
Vàng ươm mai nở thêm tình ý
Nhung nhớ thật nhiều HÀ NỘI YÊU.
Ảnh phía dưới là tác giả thơ PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG

NỢ TÌNH - Thơ : Phan THị Thuỳ Dương - Phổ nhạc : HẢI ANH

NỢ TÌNH
Thơ : Phan THị Thuỳ Dương
Phổ nhạc,hoà âm và thể hiện : HẢI ANH
Anh còn nợ em một lời đã hứa
Hứa chung tình mãi mãi chỉ yêu em.
Em giờ đây đêm lạnh bấc canh tàn
Thân cô lẻ lạnh lùng anh đâu vắng?
Anh còn nợ em một lời cay đắng
Yêu mình em sao có mấy người tình?
Say men tình em đâu kịp nghĩ suy
Nay đã muộn người yêu đi đi mãi.
Anh còn nợ em lâu đài tình ái
Xây cát vàng trên bãi biển chiều đông
Biển nổi dông sóng lại xô dòng
Hòa đài cát vào mênh mông biển cả.
Anh còn nợ em bao giờ mới trả?
Sao vội vàng những phút đã trao yêu
Trả bao nhiêu cho đủ hỡi anh yêu
Vừa nắng sớm sao sương chiều giăng lối !!!
Ảnh phía dưới là tác giả thơ PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG

THUYỀN VÀ BIỂN - Thơ : PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG - Phổ nhạc : HẢI ANH

THUYỀN VÀ BIỂN
Thơ : PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG
Phổ nhạc,hoà âm và thể hiện : HẢI ANH
Thuyền ra khơi cánh buồm sao bé nhỏ
Giữa đại dương biển rộng thật bao la.
Mặc gió to sóng biển giận thét gào
Thuyền bé bỏng vẫn một lòng chịu đựng.
Biển có hiểu tình thuyền sâu nặng lắm?
Khi yêu ai vẫn chung thủy một lòng
Lỡ yêu rồi tình thuyền chẳng hề phai
Vượt thử thách thuyền mãi trong lòng biển.
Tình yêu biển sao đa màu tình ái?
Yêu cánh buồm lại nổi sóng hờn ghen.
Xóa chân ai in trên cát bao ngày
Thủ thỉ mãi ngàn sao trong đêm tối.
Thuyền bên biển trái tim luôn màu tím
Yêu thật nhiều…khám phá biển gian nan.
Bởi tình yêu luôn bí ẩn lạ lùng.
Người trong cuộc mới hiểu THUYỀN VÀ BIỂN.
Ảnh phía dưới là tác giả thơ PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG

ĐÊM NAY NHỚ ANH - THơ : Phan Thị THuỳ Dương - Phổ nhạc : HẢI ANH

ĐÊM NAY NHỚ ANH
THơ : Phan Thị THuỳ Dương
Phổ nhạc,hoà âm và thể hiện : HẢI ANH
Đêm nay trời đã sang đông
Đêm nay buốt giá cõi lòng nhớ anh.
Đêm nay mây có màu hồng
Đêm nay trăng lặn theo dòng đi đâu?.
Đêm nay sóng vỗ tư bề
Đêm nay biển giận lại về trong tim.
Đêm nay thuyền lại ra sông
Đêm nay gió đẩy thuyền giông xa bờ.
Đêm nay trăm nhớ nghìn thương
Đêm nay giấc ngủ yêu đương không về.
Đêm nay quên hẵn lời thề
Đêm nay em vẫn đi về mình em.
Đêm nay giấy trắng mực đen
Đêm nay tâm sự vẽ men cay nồng.
Đêm nay sao vẫn nhớ mong.
Đêm nay ai có nhớ trông về mình?
Ảnh phía dưới là tác giả thơ PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG

TIẾC! - THơ : Phan Thị Thuỳ Dương - Phổ nhạc : HẢI ANH

TIẾC!
THơ : Phan Thị Thuỳ Dương
Phổ nhạc, Hoà âm và thể hiện : HẢI ANH
Núi tiếc mây vì cơn gió lạ
Đã vô tình bỏ núi lang thang.
Biển tiếc trăng nàng quá lả lơi
Soi trần thế tóc mây lả lướt.
Hạt cát tiếc mình sao bé nhỏ
Mặc sóng tình đưa đẩy ra khơi.
Để đêm đêm thổn thức chơi vơi,
Gót lãng tử in trên dấu cát.
Em tiếc anh một lời không nói
Bỏ tình em trơ trọi hoàng hôn
Để chạy theo tiếng gọi kim tiền
Ham bóng sắc bướm tìm hoa lạ!
Đời ngắn ngủi nhân tình thế thái
Biết bao nhiêu tiếc nuối khi xa
Ta khuyên đời hãy sống thật thà
Đừng đánh mất tuổi xuân rồi…TIẾC!
Ảnh phía dưới là tác giả thơ PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG

CUỘI VÀ TRĂNG -Thơ : PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG - Phổ nhạc : Hải Anh

CUỘI VÀ TRĂNG
Thơ : PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG
Phổ nhạc,hoà âm và thể hiện : Hải Anh
Cuội ngồi lặng ngắm nàng Trăng tuyệt mỹ
Ở trên cao xa thẩm tận cung hằng
Đang mĩm cười soi sáng cả trần gian
Mây lã lướt vờn quanh hôn tóc xoã.
Ôi đời Cuội sao mà đen tối quá!
Phút vô tâm đánh mất mỹ nhân mình
Để bây giờ phải ôm mối tình si
Nhìn thấy đó nhưng với tay nào tới.
Nơi cung tiên Hằng Nga ơi có nhớ?
Có thương người xấu xí ở trần gian
Chỉ vì yêu nên đau khổ héo mòn
Thương nhớ bạn ngồi gốc đa chờ đợi.
Ngẫm mà thương tình TRĂNG VÀ CUỘI
Sống bên nhau hạnh phúc được mấy ngày
Còn mong gì tay lại nắm trong tay
Chỉ chờ gặp trong những ngày trăng sáng!
Khuyên trần thế những ai vương tình ái
Nếu thương nhau tôn trọng phút giây gần.
Đừng để lòng hờ hững với người yêu
Khi xa cách tiếc thương thì đã muộn!
Ảnh phía dưới là tác giả thơ PHAN THỊ THUỲ DƯƠNG

CHIẾC ÁO NÀNG BÂN - Thơ : Đỗ Thu Yên - Phổ nhạc : Hải Anh

CHIẾC ÁO NÀNG BÂN
Thơ : Đỗ Thu Yên
Phổ nhạc,hoà âm,Mix nhạc và thể hiện : Hải Anh
Tặng tác giả thơ Đỗ Thu Yên bài hát mới :
Tháng Ba về nỗi nhớ bâng khuâng
Em vẫn đan chiếc áo nàng Bân
Đan nỗi nhớ , đan niềm hy vọng
Vạt áo buông dần ... trong nhớ mong
Em cũng hiền , chậm giống nàng Bân
Ba tháng ròng chẳng xong chiếc áo
Xưa trời thương nàng Bân hiền thảo
Rét lại về bất chợt tháng ba
Muốn anh mang chiếc áo em đan
Thế mà anh vội vàng chẳng đợi
Để mùa Đông nối tiếp mùa đông
Em vẫn ngồi đan áo nàng Bân.
Ảnh phía dưới là tác giả thơ Đỗ Thu Yên